Top 10+ Chỉ Số KPI SEO | 6+ Bước Xác Định, 5 Lưu Ý, 4 Lợi Ích Không Thể Bỏ Lỡ
[Bài viết đã được kiểm duyệt bởi đội ngũ chuyên gia của MAU Agency trước khi được đăng tải]
Việc xác định các chỉ số KPI SEO sẽ cho bạn biết được độ hiệu quả của chiến dịch. Nhưng với hàng tá chỉ số trong Google SEO thì sẽ cực kì khó cho bạn xác định được doanh nghiệp mình cần tối ưu những gì. Cho nên bài viết này, MAU Agency sẽ cung cấp cho bạn 10 chỉ số KPI SEO quan trọng mà doanh nghiệp phải theo dõi.
10 chỉ số KPI SEO quan trọng mà doanh nghiệp phải theo dõi
1. Lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)
Lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) là chỉ số KPI SEO cực kỳ quan trọng. Nó thể hiện được lượng truy cập tự nhiên vào website của bạn thông qua công cụ tìm kiếm Google. Lượng truy cập tự nhiên càng cao, chứng tỏ có nhiều người quan tâm tới trang web của bạn.
Điều này cũng đã hướng đến việc làm gia tăng nhận diện của người dùng về thương hiệu của bạn. Song với nó chính là việc tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Thứ hạng của từ khóa (Keyword Ranking)
Thứ hạng của từ khóa (Keyword Ranking) là điều chắc chắn phải nhắc đến trong KPI SEO. Nó chỉ ra những từ khóa nào mang đến lượng truy cập tới website của bạn. Và quan trọng hơn nó chỉ ra được trang web của doanh nghiệp bạn đang nằm ở đâu trong kết quả tìm kiếm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 75% người dùng nhấp vào 3 bài viết đầu tiên trong kết quả tìm kiếm (không bao gồm bài viết đang chạy quảng cáo Google). Trong số đó 32% người dùng nhấp vào bài viết được top đầu.
Chính vì điều này, việc luôn theo dõi KPI của từ khóa mà bạn đang SEO chắc chắn giúp cho bạn biết được nên đầu tư vào từ khóa nào, nên bớt ở từ khóa nào để đưa ra được chiến tối ưu Google SEO.
3. Khả năng hiển thị (Search Visibility)
Khả năng hiển thị (Search Visibility) là KPI SEO thể hiện rõ nhất trong việc đánh giá hiệu suất. Nó phản ánh trực tiếp kết quả từ quá trình SEO cũng như sự phổ biến của thương hiệu. Và nó cũng đo lường được mức độ mà trang web của bạn xuất hiện cho một từ khóa so với đối thủ.
Ví dụ: Từ khóa của bạn nhận được 2,000 lượt tìm kiếm mỗi tháng và bạn nhận được 10% trong số những lượt nhấp chuột vào trang web, thì tính hiển thị tìm kiếm của bạn là 10%.
Trước đây, khả năng hiển thị thường được đo lường dựa trên một trang kết quả tìm kiếm với 10 bài viết đầu tiên. Nhưng ngày nay, SERP trở nên phức tạp và đa dạng hơn nhiều. Bên cạnh 10 bài viết đó, khả năng hiển thị ngày nay còn bao gồm bảng thông tin (knowledge panel), đia phương (local pack) hay các đoạn trích nổi bật (featured snippet).
Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn không thay đổi — mức độ hiển thị tự nhiên càng cao, bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
4. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là một KPI SEO thể hiện việc lượng khách truy cập vào trang web, sau đó thực hiện một hành động mà họ mong muốn.
Ví dụ: Một khách hàng truy cập vào một bài viết về “Các mẫu Nail thịnh hành năm 2024”. Sau khi họ đọc bài viết thì họ chọn đặt lịch làm hoặc liên hệ, điền thông tin của họ. Đó chính là một lượt chuyển đổi.
Những lượt chuyển đổi này không chỉ là chỉ số KPI SEO quan trọng về lượng truy cập mà nó còn cho thấy được chất lượng của những truy cập đó. Việc thu hút khách hàng đến trang web của bạn là một việc, nhưng thuyết phục họ mua hàng hay sử dụng dịch vụ mới là yếu tố quyết định.
5. Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)
Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) là một chỉ số mà những người làm SEO đặc biệt chú ý tới. Chỉ số KPI SEO này thể hiện cho việc người dùng vào trang bài viết của bạn và thoát ra chỉ trong chớp nhoáng.
Đây là một chỉ số KPI cho việc nội dung SEO của bạn có thật sự thu hút người đọc hay không. Hoặc là nội dung đó có liên quan tới vấn đề mà người đọc đang quan tâm không.
Tỷ lệ thoát trang của trang web đó cao, thì chứng tỏ trang web đó không tạo sự chú ý cho người dùng. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó mất đi một cơ hội để chuyển đổi từ người truy cập sang khách hàng tiềm năng.
6. CTR (Click-Through Rate)
CTR hay là Click-Through Rate là chỉ số cho thấy được bao nhiêu lượt nhấp vào trang web bài viết của bạn. Nếu như lượt hiển thị cho bạn thấy được khả năng trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Thì CTR cho bạn thấy được bao nhiêu lượt nhấp vào tìm kiếm đó.
Nhưng KPI về CTR trong SEO rất khó cho bạn thấy về sự hiệu quả của chiến dịch. Vì bạn sẽ không biết liệu khách hàng mình có thực hiện các hành động như đăng ký, điền form trong đó không. Thay vào đó, CTR sẽ cho bạn thấy được vấn đề mà bạn cần tối ưu cho trang web.
Ví dụ: Một trang web bài viết có lượt hiển thị vô cùng cao nhưng CTR lại thấp. Lúc đó bạn phải đặt câu hỏi: “Tại sao lượt hiển thị cao mà người dùng lại không truy cập vào?”. Có thể là do tiêu đề bài viết chưa hấp dẫn, meta description chưa thu hút ngta nhấp vào. Từ đó bạn mới có thể đưa ra những thay đổi để tối ưu hơn.
7. Thời gian người dùng ở lại trang (Time On Site)
Thời gian người dùng ở lại trang (Time On Site) là một chỉ số KPI SEO cho thấy nội dung SEO của trang web thật sự thu hút người đọc. Nó là một chỉ số cho thấy thời gian trung bình mà người dùng hoạt động trên website của bạn trong một phiên truy cập.
Ta có thể thấy việc người dùng ở lại trang càng lâu là một điều có lợi. Thời gian người dùng ở lại đọc bài viết trong trang web càng lâu chứng tỏ được nội dung đó có giá trị với người đọc. Hoặc là việc họ đi từ bài viết A đến bài viết B, bài viết C trong cùng một website chứng tỏ được sự quan tâm của họ về nội dung mà website đó cung cấp.
8. Links
Links hay còn gọi là các liên kết là một chỉ số KPI cực quan trọng cho việc SEO. Có 3 loại links trong SEO là Internal Links, External Links và Social Shares. 3 Loại này mang một chỉ số đánh giá khác nhau không kém phần quan trọng cho website của bạn.
Internal Links: Là những liên kết trong cùng website liên kết với nhau. Việc đo lường và xem xét gắn internal links một cách hiệu quả sẽ củng cố điểm Page Authority hay gọi là uy tín của trang cho toàn bộ website của. Nó còn giúp cho người đọc dễ tìm kiếm những nội dung liên quan trong website, tăng việc tiếp cận với họ cũng như giảm tỷ lệ thoát trang.
External Links: Là những liên kế từ ngoài trỏ vào website của bạn và ngược lại. Chỉ số External Links chất lượng như là một thước đo về độ uy tín của toàn bộ tên miền của website (Domain Authority). Và Google chắc chắn đánh giá cao tiêu chí này để xem xét đưa bạn lên top hay không.
Dễ hiểu hơn bạn có thể hình dung là Website A được Google đánh giá là độ uy tín cao, trỏ external links về website của bạn. Thì Google cũng đánh giá website bạn là một website có uy tín và lên top. Nhưng nếu Website A bị đánh giá thấp thì bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Social Shares: Giúp tăng cường phạm vi tiếp cận của nội dung và tăng cơ hội thu hút nhiều External Links hơn. Social Shares càng lớn thì sẽ càng tăng lượt hiển thị, điều này có thể dẫn đến việc nhiều trang web bên ngoài tạo liên kết tới nội dung của bạn hơn.
9. Hiệu suất trang web (Core Web Vital)
Hiệu suất trang web (Core Web Vital) là một tập hợp các chỉ số KPI SEO kỹ thuật mà Google sử dụng để đo lường trải nghiệm người dùng. Điểm số là một yếu tố xếp hạng không kém phần quan trọng. Vì vậy, bạn phải luôn đo lường chỉ số này. Có 3 chỉ số quan trọng về trang web cần đo lường là:
Largest Contentful Paint (LCP): Phần chính của trang có tải trong vòng 2,5 giây không?
First Input Delay (FID): Trang có phản hồi với các hành động không? Ví dụ: khi người dùng xem bài viết và bấm đăng ký, thì trang web đó phản hồi trong bao lâu? - thời gian lý tưởng là trong 100 mili giây hoặc ít hơn.
Cumulative Layout Shift (CLS): Trang có ổn định về mặt hình ảnh và không có chuyển động bất ngờ không? Dễ hiểu hơn là Google không muốn người dùng của mình trong lúc đọc nội dung thì vô tình bấm đặt hàng hoặc liên hệ chỉ vì bố cục trang web đột ngột thay đổi.
10. ROI (Return on Investment)
Chỉ số ROI cho thấy được lợi nhuận bạn đạt được sau khi bạn bỏ một số tiền đầu tư cho chiến dịch. Chỉ số ROI cao thể hiện qua việc bạn nhận được lợi nhuận cao mặc cho chi phí đầu tư ít.
Tuy nhiên KPI của ROI trong SEO cần một thời gian dài từ 5-6 tháng sau khi chạy chiến dịch. Khi đó bạn mới thấy được chiến dịch SEO có mang lại lợi nhuận hay không.
Ví dụ: Bạn là chủ doanh nghiệp Nail đầu tư vào SEO với chi phí 800$ cho tổng từ nội dung đến kỹ thuật. Khi mới đăng tải trang web của bạn lên Google được 1-2 tuần thì ROI của bạn sẽ luôn âm. Tuy nhiên sau 6-7 tháng thì từ những truy cập và chuyển đổi thì bạn thu được 2.000$. Tức là lợi nhuận bạn thu được 200$
Khi đó ta tính ROI bằng cách [ (lấy lợi nhuận / tiền chi phí ban đầu) x 100% ] là [ (200$ / 800$) x 100% ]
ROI của bạn sẽ là: 25% (ROI càng dương thì chiến dịch ngày càng hiệu quả)
6 Bước xác định các chỉ số KPI SEO
1. Xác định mục tiêu SEO và KPI của bạn:
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu SEO và KPI dựa trên mục tiêu kinh doanh, thị trường mục tiêu và bối cảnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Mục tiêu SEO của bạn phải theo SMART: Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường), Achievable (có thể đạt được), Relevant (phù hợp), Time-bound (có thời hạn).
KPI SEO của bạn phải là chỉ số chính đo lường sự hiệu quả của team SEO đối với mục tiêu của doanh nghiệp.
Ví dụ: nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lưu lượng truy cập tự nhiên tiền thì KPI của bạn là Organic Traffic, CTR và Bounce Rate.
2. Chọn công cụ nền tảng phù hợp với KPI SEO:
Bước tiếp theo là chọn các công cụ và nền tảng SEO sẽ giúp bạn theo dõi và báo cáo các số liệu và KPI SEO của mình. MAU Agency chỉ cho bạn 5 công cụ giúp bạn theo dõi các KPI tùy vào mục tiêu của mình
-
Google Analytics: Là công cụ phân tích trang web phổ biến nhất, Google Analytics cung cấp thông tin chi tiết về lượng truy cập, hành vi người dùng, và hiệu suất trang web của bạn. Bạn có thể theo dõi lượng truy cập tự nhiên, tỷ lệ thoát, thời gian ở lại trên trang, và nhiều chỉ số khác.
-
Google Search Console: Cung cấp thông tin về hiệu suất của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm Google. Bạn có thể theo dõi vị trí từ khóa, tỷ lệ nhấp vào (CTR), và tốc độ tải trang.
-
SEMrush: Là công cụ trả phí cung cấp thông tin về từ khóa, xếp hạng từ khóa, và chiến lược SEO cạnh tranh.
-
Moz: Là công cụ trả phí giúp nghiên cứu từ khóa, kiểm tra xếp hạng từ khóa, và phân tích backlink.
-
Ahrefs: Công cụ trả phí tập trung vào nghiên cứu backlink, xếp hạng từ khóa và theo dõi mức độ cạnh tranh.
3. Thiết lập hệ thống theo dõi và báo cáo các KPI SEO
Bằng cách sử dụng các công cụ và nền tảng đã chọn.
-
Thiết lập theo dõi KPI SEO bao gồm điều kiện theo dõi, bộ lọc, phân khúc, mục tiêu, sự kiện và chuyển đổi trong Google Analytics;
-
Xác minh tên miền, thiết lập sitemaps và theo dõi hiệu suất hoặc các vấn đề trong Google Search Console
-
Tích hợp các công cụ SEMrush hay Ahref để đưa ra những thay đổi phù hợp về từ khóa, backlinks hay những vấn đề khác.
4. Theo dõi số liệu KPI SEO thường xuyên
Thường xuyên theo dõi hiệu suất để kịp nắm bắt bất kỳ xu hướng, cơ hội. Kiểm tra các chỉ số và KPI SEO của mình ít nhất hàng tháng, nhưng tốt nhất là hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày, phụ thuộc vào mục tiêu của bạn.
Bạn cũng cần so sánh dữ liệu của mình qua các giai đoạn thời gian khác nhau, các kênh, thiết bị, địa điểm và phân khúc để có thể đưa ra được những chiến lược tối ưu.
5. Phân tích các dữ liệu từ KPI SEO
Phân tích dữ liệu SEO sẽ giúp bạn hiểu trang web bạn đang hoạt động như thế nào. Bạn cũng nên sử dụng 7 số liệu khác nhau này để đo lường hiệu suất SEO của mình, chẳng hạn như Traffic, Ranking, Từ khóa, Nội dung, links, yếu tố kỹ thuật, và hành vi của người dùng khi họ vào trang web của bạn.
6. Đề xuất đánh giá kết quả từ KPI SEO
Sau khi đã phân tích các dữ liệu thì bước cuối cùng là đánh giá hiệu xuất của chiến lược SEO. Liệu kết quả có đạt KPI như các mục tiêu SEO ban đầu đề ra hay không? Nếu không thì nó còn vấn đề ở điểm nào.
Ví dụ trang web có lượt hiển thị cao nhưng CTR thấp thì vấn đề gì? Do tiêu đề chưa hấp dẫn hay meta description chưa thật sự lôi cuốn người đọc
5 Lưu ý mà doanh nghiệp cần ghi nhớ khi đo KPI SEO
Với kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực SEO của MAU AGENCY, chủ doanh nghiệp khi đo lường các KPI SEO phải lưu ý 5 điều này:
1. Phải hiểu rõ về KPI
Để thực hiện các chiến dịch SEO một cách hiệu quả, việc hiểu rõ về các chỉ số KPI là cực kỳ quan trọng. Điều này đảm bảo rằng bạn có cái nhìn toàn diện về hiệu suất của chiến dịch và có thể điều chỉnh các chiến lược một cách hiệu quả. Bằng cách hiểu rõ về KPI SEO, bạn sẽ:
Điều chỉnh ngân sách một cách chính xác: Nắm bắt được hiệu suất của từng từ khóa và phân bổ ngân sách một cách hợp lý để đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào những từ khóa có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất.
Theo dõi hiệu suất một cách chuyên nghiệp: Hiểu rõ về các chỉ số và KPI SEO giúp bạn có cái nhìn sâu sắc vào hiệu suất của trang web, từ đó định hình được chiến lược và quyết định chi tiết hơn.
Tối ưu hóa chiến lược linh hoạt: Dựa trên việc đánh giá KPI SEO, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược SEO của mình một cách linh hoạt, từ việc tối ưu hóa nội dung đến thay đổi chiến lược từ khóa, giúp tăng hiệu quả và hiệu suất toàn diện của chiến dịch.
2. Tạo dựng KPI SEO từ những nguồn uy tín
Tạo dựng các KPI từ các dữ liệu uy tín là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện chiến dịch SEO. Việc phân tích KPI từ các số liệu không chính xác sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm cho toàn bộ chiến dịch. Do đó, để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy, chúng ta nên sử dụng các dữ liệu được thu thập từ nguồn đáng tin cậy như Google Analytics.
Trong quá trình xây dựng KPI SEO, điều quan trọng là phải xác định rõ từ khóa mục tiêu, mục tiêu SEO, cũng như các chiến lược SEO Onpage và Offpage. Đồng thời, việc phân tích website của chính bạn để xác định các điểm yếu cũng là một bước quan trọng. Ngoài ra, nghiên cứu khả năng SEO của các đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường và đối thủ của mình.
3. Phân loại các KPI SEO cụ thể
Có hai loại KPI SEO phổ biến: KPI SEO cho Agency và KPI SEO cho doanh nghiệp.
KPI SEO cho Agency được tạo ra để đảm bảo rằng các công ty và chuyên gia SEO có thể đưa ra các chiến lược hiệu quả để tối ưu hóa quá trình SEO. Quá trình này thường phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và cần xem xét nhiều biến số khác nhau. Cho nên nó cần được chú trọng và theo dõi một cách cẩn thận.
KPI SEO cho doanh nghiệp được thiết kế để tạo ra báo cáo cho khách hàng hoặc cấp quản lý. Các KPI này cần được xác định một cách rõ ràng, dễ hiểu và khoa học để tạo niềm tin từ phía doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo truyền đạt rõ ràng về nội dung chiến lược một cách dễ dàng.
4. Cần phải kiên nhẫn trong quá trình đo lường KPI SEO
Việc đo lường các KPI trong SEO đòi hỏi sự kiên nhẫn. Thông thường, kết quả của các chiến dịch SEO không xuất hiện ngay lập tức và có thể mất thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng để thấy được hiệu quả.
Ngoài ra, thuật toán của các công cụ tìm kiếm thường thay đổi, và điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của bạn. Do đó, cần phải kiên nhẫn để điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược của bạn theo những thay đổi này.
5. Chọn một đối tác chuyên nghiệp và uy tín cho dịch vụ SEO
Để đảm bảo chất lượng, độ hiệu quả của chiến dịch. Bạn cần lựa chọn công ty uy tín, có đội ngũ chuyên viên SEO có kinh nghiệm, am hiểu sâu về nhiều kỹ thuật SEO và làm việc một cách tận tâm và chuyên nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể
4 Lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi luôn đo lường KPI SEO
1. Hiểu rõ về hiệu suất Website:
Bằng cách theo dõi các KPI, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về hiệu suất của website trên các công cụ tìm kiếm. Đây như là một bảng điểm cho thấy các phần nào đang hoạt động tốt và phần nào cần được cải thiện.
2. Xoay chuyển linh hoạt với những vấn đề
Nếu có điều gì đó không hoạt động đúng với kế hoạch, các KPI SEO sẽ hiển thị điều đó. Điều này giúp bạn nhanh chóng khắc phục bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây như việc phát hiện và sửa chữa một vết nứt nhỏ trước khi nó đổ vỡ hết.
3. Tập trung tối ưu một cách hiệu quả:
Biết được những phần nào đang hoạt động kém giúp bạn tập trung tối ưu vào những điểm cần thiết nhất. Điều này giúp bạn làm việc thông minh hơn, không phải làm việc nhiều mà không hiệu quả. Thay vì đoán điều cần cải thiện, các KPI SEO chỉ bạn đến những vấn đề cụ thể cần giải quyết.
4. “Kiểm tra định kỳ” sức khỏe Website:
Theo dõi định kỳ các KPI SEO giống như thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe cho website của bạn. Điều này đảm bảo rằng trang web của bạn luôn ổn định và thu hút được nhiều người truy cập hơn. Các trang web “khỏe mạnh” thường xếp hạng tốt hơn và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
"Digital Agency Marketing UK cung cấp giải pháp Digital Marketing tổng thể bao gồm: Tối ưu SEO, Quảng cáo PPC, Content Marketing, Social Media và Thiết kế Website"
Digital Marketing Agency UK
Phone: 077 7836 9618
Address: 133 Creek Road, London SE8 3BU
Website: https://digitalagencymarketing.uk/
Tin tức khác
10 bước chi tiết lập chiến lược SEO chinh phục thị trường trong 6 tháng
SEO giá rẻ là gì? 5+ Rủi Ro Chủ Doanh Nghiệp Cần Cân Nhắc
[Phân Tích Chi Tiết] 10+ Chi Phí SEO Mà Chủ Doanh Nghiệp SMEs Cần Lưu Ý
Chủ Doanh Nghiệp Có Thể Trở Thành Chuyên Gia SEO Được Không?
Top 10 Sai Lầm Tối Ưu Google SEO Mà Chủ Doanh Nghiệp Cần Tránh