8 Bước Tự Học SEO Căn Bản Từ A - Z Ngay Tại Nhà

12/5/2024 | 2:19:45 PM
Tư học SEO căn bản từ A - Z tại nhà chỉ với 8 bước. Khám phá cách tối ưu hóa trang web và tăng độ nhận diện trên công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả.

[Bài viết đã được kiểm duyệt bởi đội ngũ chuyên gia của MAU Agency trước khi được đăng tải]

Tự học Google SEO có phải là quá khó đối với chủ doanh nghiệp SMEs? Bạn muốn tăng lượng truy cập tự nhiên vào website nhưng chưa thành thạo về kiến thức Google SEO? Ngân sách và thời gian để tự học SEO là bao nhiêu? Nếu những câu hỏi đó khiến bạn chần chừ trước việc tự học SEO website. Thì ngay bài viết dưới đây, MAU Agency sẽ hướng dẫn chi tiết 8 bước để bạn tự học SEO căn bản ngay tại nhà.

MỤC LỤC

  1. Tự Học SEO Căn Bản Có Khó Không?
  2. Chủ Doanh Nghiệp Cần Những Gì Khi Bắt Đầu Tự Học Google SEO?
  3. Những Tài Liệu Quan Trọng Giúp Ích Cho Việc Tự Học Google SEO
  4. Khái Niệm Cơ Bản Cần Lưu Ý Kh.i Tự Học SEO Website Tại Nhà
  5. Hướng Dẫn Chủ Doanh Nghiệp 11 Bước Để Tự Học SEO Cơ Bản từ A - Z
  6. Lợi Ích Khi Tự Học SEO Là Gì?
  7. Những Thắc Mắc Mà Mọi Người Thường Hỏi Khi Tự Học Và Làm SEO Tại Nhà
  8. Kết Luận

Tự Học SEO Căn Bản Có Khó Không?

Câu trả lời là CÓ. Vì một lộ trình SEO chuẩn để Website lên Top Google mất ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, để đạt được điều ấy, bạn phải đối diện với "hàng tá" thuật ngữ và kỹ thuật như: SEO Onpage, SEO Offpage, SEO từ khoá,....

Hơn hết, nếu bạn là người trái ngành, bạn sẽ phải đối mặt với 6 vấn đề khi tự học SEO tại nhà. Cụ thể như sau:

  1. Thuật toán Google thay đổi liên tục và nghiêm ngặt. 

  2. Lộ trình SEO không rõ ràng và tiêu tốn rất nhiều chi phí. 

  3. Lượng kiến thức khổng lồ khiến người học bối rối. 

  4. Quá nhiều nguồn tham khảo tài liệu và bạn không biết đâu sẽ là trang uy tín.

  5. Các chỉ số quá phức tạp khiến bạn không thể đo lường cụ thể.

  6. Thời gian học kéo dài khiến cho người học mất kiên nhẫn và dễ bỏ cuộc.

Tuy nhiên, những vấn đề trên sẽ được “đơn giản hóa” khi bạn biết đến 8 bước tự học SEO căn bản từ A - Z ngay tại nhà của MAU Agency. Và sau khi đã nắm vững về những kiến thức Google SEO cơ bản thì việc tự học SEO nó không còn là khó đối với bạn.

→ Tự học SEO không khó, quan trọng bạn là phải có niềm đam mê và sự kiên nhẫn.

Chủ Doanh Nghiệp Cần Những Gì Khi Bắt Đầu Tự Học Google SEO?

Chủ doanh nghiệp cần biết những gì để học SEO hiệu quả?

Có 3 yếu tố cần thiết mà người tự học SEO căn bản tại nhà cần phải chuẩn bị:

  • Tâm lý: 
    • Sự kiên trì và quyết tâm.

    • Niềm đam mê với SEO ngay từ những giai đoạn đầu.

    • Luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng. Bởi vì thuật toán của Google sẽ không bao giờ dừng lại và bạn phải chấp nhận thích nghi với điều đó.

    • Luôn có tinh thần chủ động tìm tòi các thông tin kiến thức.

  • Công cụ: 

    • Tất cả mọi thiết bị thông minh như: Smartphone, Ipad,... đều là công cụ hỗ trợ bạn tự học và tìm hiểu về SEO. 

    • Học phải đi đôi với hành. Vì thế, bạn nên thực hành thao tác trên Laptop hoặc PC sẽ thuận tiện nhất nhé!

  • Nguyên liệu: 

    • Một website đơn giản có liên quan đến chủ đề hoặc sản phẩm kinh doanh của bạn để tiện thực hành.  

    • Chuẩn bị một số vốn từ tiếng Anh căn bản vì bạn sẽ tiếp xúc với nhiều tài liệu nước ngoài và thuật ngữ chuyên ngành. 

    • Nguồn tài nguyên miễn phí  từ Youtube, hoặc các trang SEO chính thống như: SEMrush Academy, Yoast,... Tham khảo chi tiết thêm ngay phía bên dưới.

Cần bao nhiêu ngân sách khi tự học Google SEO căn bản

Với vô số nguồn tài liệu trên Internet thì việc tự học SEO dường như là miễn phí. Nên không có giới hạn về tài liệu cho việc tự học. Tuy nhiên, Với kinh nghiệm của MAU Agency, đây là 3 nguồn uy tín mà chủ doanh nghiệp có thể tham khảo:

  1. GTV SEO

  2. SEODo

  3. Mona Media

Để bạn có cơ hội được tự mình thực hành và trải nghiệm những kiến thức SEO mình đã học. Thì bạn nên đầu tư một chút chi phí để duy trì tên miền cho website của bạn.

Ví dụ: Wordpress có thể cung cấp tên miền cho bạn với giá chỉ dưới 100.000 VNĐ/ 1 tháng

Thời gian để thành thạo về kiến thức Google SEO cơ bản

Ta có thể nói nếu tự học lý thuyết về SEO thì bạn chỉ mất nhiều nhất là 1 tháng. Còn muốn trở nên thành thạo về SEO thì bạn phải thực chiến liên tục, và điều này có thể kéo dài ít nhất là 6 tháng.

Mặc dù thời gian tự học SEO có thể kéo dài, nhưng nếu bạn thực hiện theo 8 bước sau đây thì có thể rút ngắn từ 1 - 2 tháng đó nhé:

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích về ngành hàng đối thủ.

Bước 2: Nghiên cứu tạo bộ từ khóa chuyên sâu.

Bước 3: Thực hiện tối ưu cấu trúc website.

Bước 4: Lên kế hoạch SEO website.

Bước 5: Thực hiện tối ưu SEO Onpage.

Bước 6: Tối ưu SEO Off-page.

Bước 7: Tạo kế hoạch Content cho Website.

Bước 8: Phân tích và đo lường độ hiệu quả.

Ngoài ra, cũng có 2 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bạn thành thạo về kiến thức Google SEO. Dễ thấy nhất chính là ngân sách và tính kiên trì của bạn.

Về ngân sách, nếu như bạn có một nguồn ngân sách có hạn thì bạn vẫn có thể chọn những nguồn tài liệu miễn phí trên Internet để có thể tự học SEO. Tuy nhiên điều này sẽ mang đến cho bạn 3 vấn đề như sau:

  1. Bạn sẽ khó xây dựng cho mình một lộ trình học cụ thể, từ đó làm chậm quá trình tự học SEO của bạn

  2. Lượng thông tin dường như vô hạn khiến cho bạn bị nhầm lẫn kiến thức. 

  3. Thêm một vấn đề nữa chính là Google luôn luôn thay đổi thuật toán liên tục, cho nên việc chọn lọc thông tin càng khó khăn hơn

→ Suy cho cùng tự học SEO quan trọng nhất vẫn là bản thân bạn phải đủ đam mê và kiên trì cao. Từ đó bạn mới trở nên thành thạo về  lĩnh vực SEO cũng như mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn.

Những Tài Liệu Quan Trọng Giúp Ích Cho Việc Tự Học Google SEO

Với kinh nghiệm của MAU Agency, đây là 5 khóa học được chứng nhận bởi Google sẽ giúp rút ngắn quá trình tự học SEO của bạn. Đặc biệt là tất cả đều miễn phí:

  1. SEO for Beginners by Yoast: Đây là khóa học cơ bản về SEO, được thiết kế đơn giản và dễ hiểu từ Yoast - một trong những công ty hàng đầu về Plugin SEO. Khóa học cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và là một bước khởi đầu tuyệt vời cho những người mới bắt đầu tự học SEO.

  2. SEMrush Academy: SEMrush là một công cụ phân tích và tối ưu hóa website hàng đầu trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực Digital Marketing. Khóa học này không chỉ cung cấp kỹ thuật SEO cơ bản từ A - Z mà còn cung cấp thêm các kiến thức về Digital Marketing, phù hợp với mọi trình độ từ người mới bắt đầu tới chuyên gia. 

  3. The Beginner's Guide to SEO by Moz: Đây là một nền tảng học trực tuyến phổ biến, cung cấp một cái nhìn toàn diện về SEO cho người mới bắt đầu. Được phát triển bởi Moz, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực SEO

  4. Google - Search Engine Optimization (SEO) Starter Guide: Bộ một tài liệu cung cấp bởi Google dành cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực SEO. Nó chứa những hướng dẫn cơ bản và các nguyên tắc quan trọng mà người tự học SEO cần biết để tối ưu hóa trang web của họ cho công cụ tìm kiếm.

  5. Coursera’s Search Engine Optimization (SEO): Khóa học trực tuyến được cung cấp trên nền tảng Coursera, chuyên về SEO. Khóa học này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các kiến thức cơ bản và chiến lược hiệu quả để cải thiện vị trí của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google

Khái Niệm Cơ Bản Cần Lưu Ý Khi Tự Học SEO Website Tại Nhà

Hiểu được những khái niệm cơ bản khi tự học SEO tại nhà

Trước khi bắt đầu hiểu sâu hơn về SEO thì các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ 7 khái niệm cơ bản để biết đó là gì và nó sẽ làm gì trong quá trình tự học SEO.

SEO On-page

Tối ưu bên trong website

SEO Off-page

Tối ưu bên ngoài website

SEO Local

Tối ưu lượt hiển thị tại khu vực

SEO Technical

Tối ưu về trải nghiệm người dùng

SEO Content

Tối ưu về nội dung

SEO Mobile

Tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động

E.E.A.T

Tăng độ tin cậy 

  • SEO On-page: Là một phần quan trọng của chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung và các yếu tố trên trang web để cải thiện vị trí trên các trang kết quả tìm kiếm. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa tiêu đề, meta description, URL, và cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua tốc độ tải trang và sự tương tác trên trang.

  • SEO Off-page: Tập trung vào việc tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web để tăng cường uy tín của trang. Bao gồm việc xây dựng liên kết chất lượng từ các trang web khác, tham gia vào các mạng xã hội và tạo dựng danh tiếng trực tuyến thông qua việc chia sẻ nội dung giá trị.

  • SEO Local: Nhằm tăng cường sự hiện diện của một doanh nghiệp hoặc dịch vụ trong khu vực địa lý cụ thể. Bao gồm việc tối ưu xác định vị trí IP, cũng như thu thập đánh giá tích cực từ khách hàng địa phương

  • SEO Technical: Là phần tối ưu các yếu tố kỹ thuật trên trang web để tăng trải nghiệm người dùng và tăng khả xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Bao gồm nhiều yếu tố như tốc độ tải trang, cấu trúc trang web, sitemap,...

  • SEO Content: Là tối ưu hóa những yếu tố về mặt nội dung. Tối ưu về từ khóa, định dạng hay nội dung có độc nhất hay không.

  • SEO Mobile: Tối ưu những trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động, cũng như giúp tăng lượt hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

  • E.E.A.T: Trang web cần phải thể hiện được những trải nghiệm (Experience) sự chuyên môn (Expertise), uy tín (Authoritativeness), và đáng tin cậy (Trustworthiness). Điều này có nghĩa là nội dung phải được viết bởi những người có kiến thức sâu sắc và kinh nghiệm

Hướng Dẫn Chủ Doanh Nghiệp 11 Bước Để Tự Học SEO Cơ Bản từ A - Z

SEO không phải là một việc đơn giản. Chủ doanh nghiệp không đơn thuần chỉ lên chiến lược giúp đẩy trang web của mình lên Top của Google tìm kiếm mà nó còn phải đạt được các mục tiêu như tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), lượng traffic, tỷ lệ thoát trang (bounce rate). Với nhiều năm kinh nghiệm làm SEO, MAU Agency sẽ hướng dẫn chủ doanh nghiệp các kiến thức cơ bản giúp cho việc tự học SEO trở nên hiệu quả hơn.

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích về ngành hàng, đối thủ

Kiến thức đầu tiên trong việc tự học SEO chính là việc bạn phải tìm hiểu được thị trường cũng như ngành hàng, đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi đó bạn mới có thể đưa ra những ý tưởng hiệu quả và nhanh chóng. Để MAU Agency cho bạn một ví dụ:

Ví dụ: Bạn là chủ doanh của một cơ sở làm Nails cần triển khai SEO. Vậy trong việc phân tích đối thủ để chuẩn bị cho quá trình tự học SEO, bạn cần làm gì: 

Đầu tiên tham khảo thị trường & ngành hàng: 
Cập nhật các xu hướng thẩm mỹ
Bổ sung các dịch vụ bổ trợ theo nhu cầu khách hàng: Dịch vụ Nails, dịch vụ massage chân, chăm sóc body,....
Tham khảo mức giá của thị trường và sở thích của khách hàng. 

Thứ hai, phân tích đối thủ trên phương diện SEO: 
Tham khảo cách trình bày UX / UI website của họ.
Đánh giá về bộ nhận diện thương hiệu (brand identity) của đối thủ
Tham khảo các đề mục hình ảnh, content, sản phẩm và dịch vụ của họ. 

Dựa trên hai bộ tài liệu "Google Search Quality Evaluator Guidelines" và "Google Search Central", Google sử dụng hơn 200 yếu tố để đánh giá SEO và Website của bạn. 

Chính vì vậy, nếu bạn là người mới và đang tự học SEO hãy tham khảo cách hình thành và triển khai của các đối thủ nằm trong Top 1 - 3 để xem họ thực thi SEO cho một từ khóa hoặc tổng thể website như thế nào nhé!.

Bạn sẽ take note lại để khi chuyển qua các bước tiếp theo và dựa trên đó để tự tùy chỉnh cho dự án cá nhân của mình

Bước 2: Nghiên cứu, tạo ra một bộ từ khóa chuyên sâu

Nói cho bạn dễ hiểu như thế này:
Khách hàng tìm kiếm dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn thông qua "Từ Khoá" 
Google sẽ đánh giá website và chất lượng content của bạn thông qua "Từ khóa" (Như 200 yếu tố đã nói bên trên)

Vậy sẽ như thế nào nếu bỏ qua phần từ khóa khi tự học SEO tại nhà? Đừng thử nhé!

Và với từng lĩnh vực ngành hàng sẽ có từng bộ từ khóa khác nhau. Nếu xây dựng bộ từ khóa hợp lý sẽ giúp website của doanh nghiệp bạn tiếp cận đúng với khách hàng. 

→ Nghiên cứu bộ từ khóa chuyên sâu là một việc bắt buộc khi thực hiện SEO. 

Nghiên cứu bộ từ khóa chuyên sâu là không thể bỏ qua!

Để đạt độ hiệu quả cao khi xây dựng bộ từ khóa mục tiêu, MAU Agency hướng dẫn bạn các bước sau:

1. Xây dựng chiến lược nghiên cứu và tạo bộ từ khóa cho đối tượng hướng đến

Một chiến lược từ khóa của bạn phải hướng tới mọi khách hàng, vì khách hàng nào cũng có thể trở thành khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn. 

Bạn nên xây dựng các bộ từ khóa hướng đến nhóm khách hàng muốn sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Và bộ từ khóa hướng đến nhóm khách hàng muốn tìm hiểu sâu về những thông tin, kiến thức liên quan tới dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp

Ví dụ:
 Một bộ từ khoá của cụm từ "sơn móng tay" sẽ là:

  • "Nước sơn móng tay gel"

  • "sơn móng tay mua ở đâu"

  • "sơn móng tay bao nhiêu tiền"

  • "chai sơn móng tay"

  • “nước sơn móng tay giá rẻ”

  • “cách bảo quản nước sơn móng tay”

Và còn hơn +1000 từ khóa khác

2. Nghiên cứu từ khóa phải bám theo Search Intent

Search Intent là một tiêu chí của người dùng khi gõ một truy vấn vào một công cụ tìm kiếm. Khi từ khóa và nội dung trang web của bạn đáp ứng được đúng với tiêu chí của Search Intent, thì trang web của bạn được ưu tiên lên top.

Ví dụ: 

Chiều hôm nay, bạn có một cuộc hẹn hò với người yêu. Bạn lên Google gõ từ khóa “Mẫu tóc nữ hợp với mặt oval” thì Google đưa cho bạn hai trang top 1 là A và top 2 là B. Truy cập trang web A lại thấy nó để rất nhiều mẫu tóc đẹp nhưng không phải cho mặt oval, bạn thoát ra. Chuyển sang trang web B thì bạn thấy 10 mẫu tóc đẹp và hợp với mặt oval, bạn ở lại xem và chọn một kiểu tóc để ra salon. Thì trang web B đã đúng với Search Intent của bạn, và cứ nhiều người thực hiện y chang bạn. Trang web B sẽ được Google đánh giá cao và lên top.

Để tiện cho việc tự học SEO, MAU Agency mách nhỏ cho bạn 3 bí quyết nghiên cứu nhanh Search Intent: 

  • Thanh tìm kiếm: Bạn đánh cụm từ khóa lên thanh tìm kiếm của Google sẽ có rất nhiều kết quả sổ xuống, đó chính là một phần Search Intent của người dùng đấy. 

  • Đề mục "Nội dung tìm kiếm khác": Bạn search từ khoá rồi lướt xuống đến giữa trang sẽ thấy rất nhiều gợi ý về chủ đề liên quan đến từ khoá. Đó là tất cả những gì mà người dùng đã search đấy. 

  • Tham khảo Title của 5 - 10 bài Top đầu: Bạn hãy nhìn lướt sơ qua các Title của bài viết trong top đầu nói về gì nhé!

Có 4 loại Search Intent mà chủ doanh nghiệp tự học SEO cần phải lưu ý:

  • Informational Intent: Từ khóa mục đích tìm kiếm thông tin. 

Ví dụ: phương pháp sơn gel; Sơn đắp bột là như thế nào;...

  • Navigational Intent: Từ khóa sử dụng để tìm kiếm một website cụ thể. 

Ví dụ: Khóa học nail tại NUKA House; đăng ký thành viên tại Gloss Bar;...

  • Commercial Intent: Từ khóa tìm kiếm sâu, rộng hơn về sản phẩm, dịch vụ. 

Ví dụ: Màu sơn đẹp sang trọng nhất; Tiệm Spa giá tốt tại Brighton;...

  • Transactional Intent: Từ khóa cho thấy ý định mua hàng.

Ví dụ: Giá tiền của máy hấp móng tay sơn gel; Một bộ đồ kìm cắt móng tay giá bao nhiêu;...”

3. Tận dụng những từ khóa đuôi dài

Đa số các doanh nghiệp thường cạnh tranh nhau với những “từ khóa ngắn”, điều này không sai nhưng tỷ lệ cạnh tranh rất cao và khó cho doanh nghiệp lên top. Từ khóa ngắn là các từ hoặc cụm từ ngắn gồm từ một đến bốn từ mà người dùng nhập vào các công cụ tìm kiếm 

Ví dụ từ khóa ngắn: nước sơn móng tay, máy hấp móng tay, sơn đắp bột

Thay vào đó hãy tận dụng các từ khóa đuôi dài “Long-tail keyword” để có thể dễ cạnh tranh hơn. Từ khóa đuôi dài là các cụm từ hoặc câu hỏi chi tiết mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể.

Ví dụ về từ khóa đuôi dài: cách bảo quản nước sơn móng tay; giá máy hấp móng tay; sơn đắp bột giá tốt tại Manchester.

Tuy nhiên lượt tìm kiếm từ khóa đuôi dài sẽ không cao bằng từ khóa ngắn (dưới 100 lượt tìm kiếm mỗi tháng). Nên bạn phải cân bằng được số lượng từ khóa trong chiến lược SEO.

4. Lưu ý những từ khóa khó

Từ khóa khó hay được gọi là Keyword Difficulty là từ khóa có lượng tìm kiếm lớn và có tính cạnh tranh cao. Thang điểm độ khó được tính từ 1 - 100, từ khóa nào có điểm càng cao thì càng khó để lọt top Google.

Từ những trải nghiệm về SEO, MAU Agency sẽ chỉ cho bạn 6 website cung cấp công cụ để nghiên cứu xác định từ khóa khó và xem đánh giá thang điểm.

 

Tận dụng tốt những công cụ hỗ trợ SEO

  1. Google Keyword Planner: Là một công cụ được cung cấp bởi Google, thiết kế để hỗ trợ người dùng tìm kiếm, phân tích từ khóa mục tiêu vừa phù hợp để chạy Google Ads song với thực hiện SEO.

  2. Keywordtool.io: Không chỉ hỗ trợ trong việc phân tích từ khóa mà còn cung cấp cho người dùng danh sách các từ khóa liên quan, gợi ý từ khóa dài đuôi (long-tail keywords)

  3. Semrush: cung cấp nghiên cứu từ khóa, cung cấp các công cụ phân tích đối thủ và xác định xu hướng trong ngành.

  4. Ahrefs: Ahrefs không chỉ là một công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ mà còn cung cấp thông tin về backlink và phân tích đối thủ.

  5. Moz Keyword Explorer: Moz là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực SEO, công cụ Keyword Explorer của họ cung cấp thông tin chi tiết về từ khóa, bao gồm cả độ phổ biến và khả năng cạnh tranh.

  6. Ubersuggest: Được phát triển bởi Neil Patel, Ubersuggest là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí cung cấp thông tin về khối lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh và các ý tưởng từ khóa liên quan.

Bước 3: Thực hiện tối ưu cấu trúc Website

Tối ưu cấu trúc website (SEO Technical) là một yếu tố quan trọng mà người tự học Google SEO phải lưu ý. Dĩ nhiên nếu bạn là một người tự học SEO cơ bản và chưa biết cách hình thành cấu trúc website thì làm theo 3 bước sau đây của MAU Agency nhé!

  • Bước 1: Tham khảo giao diện, brand identity của các website Top đầu. Bạn nên chọn website cùng ngành. 

  • Bước 2: Bạn hãy nhìn vào: thanh menu, header, footer để xem website ấy chứa nội dung gì. 

  • Bước 3: Bạn hãy thử tham khảo từng trang chi tiết trên website ấy để hiểu sự liên kết của chúng. Ví dụ khi ấn vào chữ "Báo giá" thì sẽ hiện ra form điền thông tin.

Từ đó, đúc kết và xây dựng liên kết trang hay những element trong trang web của bạn một cách hợp lý, từ giao diện, màu sắc, font chữ đến layout. Google cũng sẽ đánh giá cao trang web của bạn từ việc đó.

MAU Agency chỉ bạn thêm 6 điều cần lưu ý khi tối ưu hóa cấu trúc website

  • Các layout có bố cục phải rõ ràng dễ nhìn.

  • Tối ưu về URL đơn giản, chứa từ khóa chính.

  • Tối ưu về danh mục.

  • Tối ưu về Favicon (Hình ảnh Icon, Logo website rõ ràng).

  • Menu, Header, Footer, Breadcrumb phải dễ sử dụng, có bố cục

  • Tối ưu vị trí của doanh nghiệp trên Google Maps

  • Các thẻ meta, heading, title phải được tối ưu và chứa từ khóa chính

Bước 4: Lên kế hoạch SEO Website

Tùy vào ngành hàng, dịch vụ, chủ doanh nghiệp sẽ tự đề ra mục tiêu, chiến lược phù hợp để lên kế hoạch SEO cho website của doanh nghiệp.

Ví dụ: 

Một doanh nghiệp làm về Salon Nail, chưa có website và chưa có xếp hạng trên kết quả Google tìm kiếm. Thì chủ doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch xây dựng và tăng nhận diện thương hiệu cho Salon Nail của mình.

Giai đoạn 1: Trong 3 tháng đầu tiên bạn ưu tiên SEO Onpage - Tập trung xây dựng từ khóa, nội dung trên website chính của doanh nghiệp
Giai đoạn 2: 3 tháng tiếp theo bạn triển khai SEO Offpage - Nhằm tăng độ tin cậy cũng như xây dựng các backlinks dày và mạnh. Đồng thời tạo liên kết với các nền tảng Social Media để tăng độ uy tín trên thang điểm Google cũng như khách hàng.
Và thời gian sau đó (từ 3 tháng) bạn sẽ tiếp tục tối ưu về  yếu tố Technical Content SEO (Bước 7) để trang web của bạn ngày càng tốt hơn.

Bước 5: Thực hiện tối ưu SEO Onpage

Như nhấn mạnh ở đầu bài viết, SEO Onpage là một việc quan trọng mà bạn phải lưu ý. Dưới đây là 7 cách dễ hiểu về việc tối ưu SEO Onpage mà MAU Agency gói gọn cho bạn

5.1 Xây dựng Outline bài viết vững chắc

Từ quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn nên xây dựng thêm cho mình một bộ từ khóa phụ để có thể tối ưu bài viết cũng như được Google đánh giá cao. Đồng thời outline của bạn phải được chọn lọc kỹ càng để có đủ thông tin kiến thức đúng với Search Intent. Và đó chính là yếu tố giữ chân người đọc ở lại website lâu hơn.

Vậy về cơ bản, bạn cần lên một Outline của bài viết gồm 6 yếu tố như thế này:

  • Tiêu đề (Title): Tiêu đề nên dưới 60 ký tự và chứa từ khóa chính đồng thời hấp dẫn người đọc. 

Ví dụ: “Cách bảo quản sơn móng tay mà các nàng không nên bỏ qua”

  • Mô tả (Meta Description): Mô tả nên tóm tắt nội dung (dưới 160 ký tự) của bài viết một cách hấp dẫn và chứa từ khóa.

Ví dụ: “Cách bảo quản sơn móng tay như thế nào là để luôn bền với mọi loại thời tiết và có bao nhiêu cách để bảo quản nước sơn móng”

  • Phần giới thiệu (Sapo): Đưa ra một sự giới thiệu ngắn gọn hấp dẫn về vấn đề sẽ được thảo luận trong bài viết và chứa từ khóa chính.

Ví dụ:  “Sơn móng tay là một trong những sản phẩm quen thuộc với chị em, đặc biệt khi tự làm móng ở nhà. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, sơn móng tay có thể nhanh chóng hỏng và chị em lại phải tốn thêm chi phí. Vậy phải làm cách nào để bảo quản sơn móng tay. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!”

  • Thân bài viết (Heading 2; Heading 3, Heading 4):
    • Chia thành các phần/chương với tiêu đề (H2, H3, ...).

    • Mỗi phần/chương nên tập trung vào một khía cạnh cụ thể của chủ đề.

    • Sử dụng từ khóa chính và từ khóa liên quan một cách tự nhiên trong nội dung.

Ví dụ:  

H2: 3 Tips bảo quản sơn móng tay tốt, đúng cách

H3: Tip 1: Đặt sơn móng tay ở nơi khô ráo, thoáng mát

H3: Tip 2: Đặt sơn móng tay đúng cách

H3: Tip 3: Lau sạch phần nắp sơn móng tay bằng dung dịch rửa sau khi dùng

H2: Có nên bỏ sơn móng tay vào tủ lạnh để bảo quản không?

H2: Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản sơn móng tay

H3: Đừng pha loãng sơn móng tay

H3: Đậy nắp sơn móng tay sau khi sử dụng

  • Nguồn thông tin tham khảo:
    • Cung cấp thông tin chi tiết và đáng tin cậy từ các nguồn tham khảo.

    • Tạo liên kết nội bộ và liên kết ngoại vi kết hợp với các nguồn uy tín để cải thiện độ tin cậy của bài viết.

  • Tóm Tắt và Kết Luận:
    • Tóm tắt lại những điểm chính và nhấn mạnh vào giá trị mà độc giả có thể học được từ bài viết.

    • Kết luận bằng một lời mời ngắn gọn (CTA) để khuyến khích người dùng thực hiện hành động tiếp theo Ví dụ: đăng ký, mua hàng, đặt lịch , v.v..

5.2 Tối ưu Meta Description

Thẻ Meta là gì? Tại sao phải tối ưu thẻ meta?

Meta Description là một tóm tắt ngắn gọn về trang web ở dưới tiêu đề bài viết. Với mục đích là mang lại cho người dùng một cái nhìn tổng quan về nội dung của trang.

MAU Agency mách bạn 4 tiêu chí nhất định phải có khi học viết Meta Description chuẩn SEO

  • Meta Description có chứa từ khóa chính.

  • Có từ 155 - 160 ký tự.

  • Tóm tắt ngắn gọn, cho người dùng thấy được sơ lược nội dung chính bài viết.

  • Cần có yếu tố hấp dẫn, kích thích người đọc. Ví dụ “10 cách bạn phải lưu ý để tránh bị tróc màu sơn ”; “đọc ngay để không bỏ lỡ”;...

5.3 Chú ý Heading và Title bài viết

Title là tiêu đề bài viết, cho người dùng thấy được nội dung bao hàm của bài viết họ sẽ truy cập. Để tối ưu title, MAU Agency chỉ bạn 4 lưu ý quan trọng dưới đây

  • Title có chứa từ khóa chính.

  • Độ dài không quá 70 ký tự.

  • Title phải thể hiện được toàn bộ nội dung mà mình muốn đề cập.

  • Ưu tiên có số ở đầu câu. Ví dụ: “10 Sai Lầm Triển Khai Google SEO Mà Chủ Doanh Nghiệp Cần Tránh”; “5 Kiểu Nail Giúp Bạn Quyến Rũ Hơn Trong Mắt Quý Ông”

Heading là các tiêu đề nhỏ bên trong bài viết, thể hiện nội dung cụ thể từng phần trong bài viết đó. Heading sẽ gồm các heading 2, 3, 4,...Để tối ưu các heading, bạn cần lưu ý:

  • Heading không quá 70 ký tự.

  • Heading 2 nên chứa từ khóa chính và từ khóa phụ.

  • Heading 3, 4 nên tận dụng hết các từ khóa phụ để tối ưu.

  • Nội dung các Heading phải mang yếu tố đúng với “Search Intent”.

5.4 URL phải thân thiện

URL thân thiện thể hiện qua các yếu tố như có chứa từ khóa chính, không dấu, không viết hoa và nối đuôi các từ với nhau bằng dấu gạch ngang.

MAU Agency cho bạn 1 URL ví dụ để bạn dễ hiểu:

Ví dụ URL:  https://www.nailbeauty.com/articles/how-to-choose-the-perfect-nail-color

Trong ví dụ này:

"nailbeauty.com" là tên miền của trang web về làm đẹp móng.
"/articles/" là một phần của đường dẫn cho biết rằng đó là một bài viết.
"how-to-choose-the-perfect-nail-color" là phần của đường dẫn mô tả nội dung của bài viết, cho thấy đó là một hướng dẫn về cách chọn màu sơn móng tay hoàn hảo.

5.5 Tận dụng các Plugin về SEO

Plugin SEO nói dễ hiểu là một công cụ hỗ trợ người dùng dễ dàng tối ưu hóa các yếu tố như từ khóa, tiêu đề, mô tả, liên kết nội bộ, và các yếu tố kỹ thuật khác một cách hiệu quả để cải thiện vị trí trang web

Nếu website của bạn chạy trên nền tảng Wordpress thì bạn nên tận dụng các plugin SEO như Yoast SEO, Rank Math,... để hỗ trợ tối ưu về nội dung, hình ảnh bài viết. Ngoài ra các plugin còn hỗ trợ bạn trong việc phân tích các chỉ số quan trọng để bạn có thể đưa ra những chiến lược hợp lý.

5.6 Luôn đa dạng Content

Quan trọng nhất để giữ người đọc ở lại chính là về nội dung (Content). Cho nên bạn có thể tăng lưu lượng truy cập bằng cách triển khai các nội dung chất lượng, độc nhất

  • Nội dung phải chất lượng, đảm bảo các yếu tố E.E.A.T

  • Nội dung phải độc nhất, không được ăn cắp từ trang web khác (Google phạt nặng tay với trường hợp này)

  • Tối ưu nội dung trở nên đa dạng như hình ảnh, video, infographic,...để có thể tăng trải nghiệm người xem.

5.7 Chú ý Internal Link và External Link

Internal và External Link là hai yếu tố quan trọng để tăng độ nhận diện và uy tín của trang web. Google cũng đánh giá cao hai tiêu chí này trong trang web của bạn.

Để tối ưu điều này thì bạn cần chú ý tới:

  • Các trang web được dùng để External Link phải uy tín từ đó mới tăng độ tin cậy của website

  • Hạn chế spam Internal Links, nên đặt có số lượng hợp lý tùy theo độ dài content.

  • Sử dụng các Anchor Text sao cho hợp lý, tự nhiên

Bước 6: Tối ưu SEO Offpage

SEO Offpage là quá trình tối ưu hóa bên ngoài website, gồm hai đầu việc là

  • Xây dựng về Entity để tăng nhận diện thương hiệu và uy tín website. Thường là tận dụng các trang mạng xã hội (Social Media)

  • Tạo ra một Link Building để tối ưu trang web hơn

6.1 Tối ưu Entity Building

Entity có thể hiểu đơn giản là chứng minh website của bạn là một thực thể mà Google có thể xác định và tin tưởng được. Ta có thể tối ưu Entity Building bằng việc tận dụng tối đa liên kết từ trang web tới các trang mạng xã hội lớn (Social Media) và ngược lại.

Ngoài ra, bạn cần tận dụng thêm các thành phần trong “bộ máy của Google” như sử dụng Mail doanh nghiệp có đuôi là gmail.com và đăng ký thông tin vị trí trên Google Maps.

6.2 Tối ưu kỹ thuật Link Building

Link Building là kỹ thuật trỏ các liên kết từ các website khác về website của bạn. Lưu ý các website khác phải có độ uy tín, cũng như chất lượng cao. Từ các backlinks đó Googlebot mới có thể tìm thấy website của bạn khi đang thu thập thông tin từ website khác và ngược lại. Chính vì điều này website của bạn mới tăng độ uy tín với Google.

Có 2 loại backlink:

  • Do-follow: Khi bạn để các backlink có Do-follow thì Googlebot cũng sẽ thu thập thông tin đến tận website được trỏ đến từ link đó. Nếu cả hai website đều đạt độ tin cậy cao, chất lượng cao thì cả hai đều có lợi.

  • No-follow: Khi đó Googlebot sẽ nhận định và không thu thập vào website được trỏ tới. Những backlink No-follow thường là để củng cố thông tin cũng như mở rộng thêm đến người đọc

Bước 7: Tạo một bảng kế hoạch Content cho Website

Chủ doanh nghiệp cần lưu ý, SEO không phụ thuộc hết tất cả vào kỹ thuật mà nó còn phục thuộc vào nội dung (Content). Cho nên muốn đưa trang web của mình vào hàng top Google thì phải tạo ra đa dạng bộ nội dung có thông tin hấp dẫn với từ khóa chất lượng.

Kinh nghiệm nhiều năm tự học và làm SEO Content, MAU Agency sẽ mách bạn một vài lưu ý như sau:

  • Nội dung phải mang tính tự nhiên và tránh trường hợp đạo nhái từ các trang web khác

  • Nội dung cung cấp phải đúng với Search Intent của người dùng

  • Nội dung các bài viết phải đảm bảo các yếu tố E.E.A.T  (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness)

  • Nội dung hình ảnh phải có chú thích, Alt text,...Để tối ưu hơn thì chú thích nên có từ khóa chính

  • Không được nhồi nhét từ khóa và spam từ khóa.

→ SEO không phải là kỹ thuật mà nó chính là nội dung.

Bước 8: Phân tích và đo lường độ hiệu quả

Công việc cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là đánh giá lại kết quả, độ hiệu quả của chiến dịch. Công việc này phải được thực hiện liên tục trong suốt chiến dịch SEO để có thể đánh giá và tìm ra những vấn để từ đó có thể cải thiện chúng.

8.1 Đo lường các kết quả SEO

Khi học về các đo lường các kết quả SEO thì chủ doanh nghiệp cần lưu ý 5 chỉ số sau:

  • Traffic: Lượng người truy cập vào trang web của bạn.
  • Một website mới thường dưới 100 lượt truy cập mỗi tháng, tương đương với khoảng 0.01% trên tổng số lượt truy cập trên Internet.
  • Time onsite: Thời gian người dùng ở lại trang.
  • Phần lớn sẽ dưới 1 phút, nhưng vẫn có khoảng 20% - 30% họ sẽ ở lại lâu hơn 1 phút
  • Bounce rate: Tỷ lệ người dùng thoát trang.
  • Trung bình sẽ từ 60% đến 90% đối với website mới
  • Page view: Số trang người dùng xem trong một lần truy cập.
  • Thường dưới 10 trang xem mỗi lượt truy cập, tùy thuộc vào độ phong phú của nội dung trên trang web
  • Session: Lần truy cập trang web của người dùng.
  • Trung bình sẽ dưới 50 lần truy cập mỗi ngày.

5 yếu tố trên đều liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau cũng như ảnh hưởng tới điểm SEO mà Google sẽ đánh giá.

Ví dụ: Một trang web có lượng truy cập cao nhưng kèm theo là tỷ lệ thoát trang cao. Thì trang web đó sẽ không được google đánh giá cao để mà cho lên top.

Ngoài ra cũng nên xem xét về các backlinks mà website doanh nghiệp liên kết đến website khác hoặc ngược lại. Bởi vì nếu website khác bị ảnh hưởng về độ uy tín thì website của doanh nghiệp bạn cũng sẽ chịu chung số phận như vậy.

Xem thêm: Top 10+ Chỉ Số KPI SEO | 6+ Bước Xác Định, 5 Lưu Ý, 4 Lợi Ích Không Thể Bỏ Lỡ

8.2 Tối ưu, thay đổi chiến lược toàn diện

Từ những đánh giá, phân tích kết quả thường xuyên. Bạn sẽ tìm thấy được những khoảng nào chưa đủ mạnh, những yếu tố nào ảnh hưởng không tốt tới điểm mà Google chấm cho website của bạn. Từ đó mới có thể hoạch định ra một chiến lược tối ưu hiệu quả hơn

Lợi Ích Khi Tự Học SEO Là Gì?

Tự học SEO là một quá trình dài hạn cần đủ 3 yếu tố: Kiên Trì - Quyết Tâm - Tỉ Mỉ. Chính vì thế, nếu bạn thực hiện theo một lộ trình bài bản & chuyên nghiệp của những người đi trước. Doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được 5 lợi ích sau đây:

  1. Tiết kiệm chi phí: Lộ trình SEO tổng thể cũng tiêu tốn từ 300 - 400 triệu từ 6  - 12 tháng. Việc tự học SEO sẽ giúp bạn tiết kiệm được điều ấy. Nguồn tài nguyên miễn phí từ cộng đồng với đa dạng hình thức (Blog, Video,...) hay các khóa học chỉ từ 5 - 10 triệu đồng.
  2. Chủ động sắp xếp thời gian: Khi bạn tự học SEO tại nhà thì thời gian dường như đều do bạn chủ động sắp xếp. Bạn sẽ không cần phải đợi đúng giờ vào lớp hay đợi đúng giờ ra về như đi học ở các khóa học trực tiếp.
  3. Biết cách vận hành của một website: SEO đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về website. Tự học SEO giúp bạn có kiến thức sâu về website và nắm rõ được quy trình vận hành và có thể tự tối ưu các yếu tố SEO technical.
  4. Hiểu được hành vi của khách hàng: Một khách hàng khi vào trang web của bạn, họ làm gì? đọc bài nào? mua sản phẩm nào? đều được lưu trữ lại. Khi đó bạn sẽ dễ đánh giá lại là dịch vụ/ sản phẩm nào của mình được khách hàng chú ý, thông tin nào được khách hàng quan tâm từ đó tối ưu những yếu tố “hút khách” này.
  5. Biết đo lường các chỉ số SEO: Trong quá trình tự học SEO bạn cũng sẽ được làm quen với các chỉ số như Traffic, Outbound Rate, Conversion Rate,... Thì với những chỉ số này bạn sẽ tự đánh giá được website của mình cần được tối ưu hay thay đổi ở điểm nào
  6. Chủ động kiểm soát được kế hoạch SEO: Tự học SEO giúp bạn hiểu được từng đầu công việc mình hoặc đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cần làm gì để tối ưu website. Nội dung của website mình sẽ có hướng như thế nào? Cân đo chi phí như thế nào là hợp lý?

Những Thắc Mắc Mà Mọi Người Thường Hỏi Khi Tự Học Và Làm SEO Tại Nhà

Những thắc mắc hay gặp khi tự học SEO tại nhà

Có cần phải theo dõi và điều chỉnh chiến lược SEO thường xuyên không?

Có, môi trường SEO luôn thay đổi cùng với các thuật toán của các công cụ tìm kiếm như Google. Việc theo dõi và điều chỉnh chiến lược SEO giúp bạn duy trì và cải thiện vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm.

Làm thế nào để đo lường và theo dõi hiệu suất SEO của trang web?

Sử dụng các công cụ phân tích Google Analytics để theo dõi lượng truy cập, nguồn lưu lượng, và hành vi người dùng trên trang web của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ như Google Search Console để theo dõi vị trí từ khóa và hiệu suất tìm kiếm.

Bạn nên tự học làm SEO tại nhà khi nào?

Nếu bạn đang muốn trang bị những kỹ năng để quản lý và tối ưu hoá cho trang web của doanh nghiệp hoặc muốn tìm hiểu sâu lĩnh vực Digital Marketing thì việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình bằng cách tự học SEO tại nhà là một lựa chọn cực kì thông minh.

Phải đợi bao lâu thì thấy lưu lượng truy cập tăng lên?

Thường mất tối thiểu 3 tháng để hoàn thành các cập nhật và lập lại chỉ mục trang web mới bắt đầu có sự gia tăng rõ rệt trong lưu lượng truy cập.

Có bao nhiêu yếu tố Google dùng để xếp hạng?

Theo tài liệu của Google Search Central, thì có hơn 200 tiêu chí để đánh giá xếp hạng của các trang web: E.E.A.T, Entity, Pagespeed, Core web vitals, Search Intent,….

Kết Luận

Tự học SEO là một việc không hề đơn giản, tốn kha khá thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Tuy nhiên, khi đã nắm vững được kiến thức Google SEO cơ bản thì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân bạn và doanh nghiệp. Mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm làm SEO của MAU Agency sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự học SEO website tại nhà.

Tham khảo:

Search Intent and SEO: A Complete Guide. (2019, July 18). Backlinko; Backlinko. 
What Are Meta Descriptions And How to Write Them. (2024). Moz. 
Warren, T. (2023, April 6). Entity SEO: The definitive guide. Search Engine Land. What Is SEO - Search Engine Optimization? (2023, December 6). Search Engine Land. -
SEO Starter Guide: The Basics | Google Search Central. (2024). Google for Developers. 

 

--------------------------------

"Digital Agency Marketing UK cung cấp giải pháp Digital Marketing tổng thể bao gồm: Tối ưu SEO, Quảng cáo PPC, Content Marketing, Social Media và Thiết kế Website"

Digital Marketing Agency UK

Phone: 077 7836 9618

Address: 133 Creek Road, London SE8 3BU

Website: https://digitalagencymarketing.uk/  

DIGITAL AGENCY MARKETING UK
Copyright © 2023 - DIGITAL AGENCY MARKETING UK
077 7836 9618
Find on Our BlogBáo giá Miễn PhíLiên hệ với chúng tôi